GIỚI THIỆU CÔNG TY MÔI TRƯỜNG VĂN LANG

Với kinh nghiệm hơn 21 năm thành lập và phát triển, Công ty Môi trường VĂN LANG đã trở thành thương hiệu uy tín và là Đơn vị tư vấn các thủ tục môi trường, xử lý nước thải thủy sản, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý chất thải công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Thương hiệu tư vấn xử lý môi trường, tổng thầu xử lý môi trường VĂN LANG gắn liền với những dự án lớn của Chủ đầu tư trong và ngoài nước, các Tập đoàn đa quốc gia ... 
VĂN LANG đã trở thành một trong 5 công ty môi trường hàng đầu Việt Nam, chúng tôi tự hào mang đến những sản phẩm và dịch vụ tối ưu nhất giúp khách hàng an tâm, bền vững sản xuất, phát triển kinh tế.

TƯ VẤN THỦ TỤC MÔI TRƯỜNG

1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM (tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó (Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).

Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Công ty.

Quy trình thực hiệu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:

  • Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn

Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH
–   Thu mẫu nước, mẫu không khí, mẫu đất tại khu vực dự án và phân tích tại phòng thí nghiệm.

Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.

  • Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh.
  • Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
  • Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.
  • Xây dựng chương trình giám sát môi trường.
  • Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.
  • Tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

2. Lập đề án bảo vệ môi trường

Lập đề án bảo vệ môi trường là báo cáo thể hiện những tác động của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình hoạt động đối với môi trường. Những tác động bao gồm: tác động đến môi trường nước, môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường đất.

Quy trình lập đề án bảo vệ môi trường:

- Khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng hoạt động và hiện trạng môi trường xung quanh của công ty.

- Khảo sát điệu kiện tự nhiên, điều kiện KT – XH liên quan đến hoạt động của công ty.

- Khảo sát các nguồn gây ô nhiễm như: nước thải, khí thải tại nguồn, không khí xung quanh, chất thải rắn, tiếng ồn và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

- Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn và không khí xung quanh khuôn viên dự án sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên môi trường của dự án.

- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.

- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

- Xây dựng chương trình giám sát môi trường.

- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

- Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại công ty.

- Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

3. Lập báo cáo xả thải vào nguồn nước

Báo cáo xả thải vào nguồn nước là hồ sơ môi trường mà các doanh nghiệp phát sinh nước thải lớn hơn 5 m3/ngày.đêm đều phải lập để báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường, tài nguyên nước để kiểm soát, bao gồm:

  • Lập đề án xả nước thải vào nguồn nước đối với trường hợp chưa xả nước thải
  • Báo cáo hiện trạng xả nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn

Quy trình lập báo cáo xả thải vào nguồn nước:

- Khảo sát thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp;

- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án;

- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;

- Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước;

- Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu;

- Thu mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm;

- Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải...

- Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải);

- Xác định đặc trưng nguồn nước tiếp nhận (sông, suối, kênh rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn.

-Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.

- Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.

- Đánh giá tác động của việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước

- Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000

- Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.

4. Xin giấy phép khai thác nước ngầm

Giấy phép khai thác nước ngầm là hồ sơ cần thiết cho doanh nghiệp khi đã đi vào khai thác nước ngầm, tạo điều kiện cho nhà Nước có thể theo dõi, quản lý để đưa ra phương án điều chỉnh, bảo vệ nguồn nước.

Quy trình xin giấy phép khai thác nước ngầm:

- Xác định địa điểm, Công suất khu vực cần khai thác

- Khảo sát, thu thập số liệu, địa hình, địa mạo, điều kiện địa lý, khí hậu thủy văn

- Xác định điều kiện kinh tế xã hội môi trường, tại khu vực khai thác.

- Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn gây ảnh hưởng đến khai thác nước ngầm.

- Thu mẫu nước phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước.

- Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình theo tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo tọa độ VN 2000.

- Tính toán dự báo mức nước hạ thấp.

- Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.

- Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.

- Hoàn thành lập hồ sơ xin khai thác nước ngầm.

- Trình nộp cơ quan chức năng. (Sở Tài Nguyên Môi Trường).

5. Hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt

Các đối tượng kinh doanh, các cơ sở trong và ngoài nước có các hoạt động sản xuất liên quan đến sử dụng nước mặt đều phải lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt theo quy định của pháp luật hiện hành.

 Quy trình lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt:

  • Thu thập số liệu cần thiết cho việc lập hồ sơ và khảo sát thực địa khu vực dự án.
  • Thu thập và tổng hợp tài liệu về đặc điểm nguồn nước khu vực khai thác.
  • Tiến hành đo đạc, lấy mẫu và xác định tọa độ các điểm (khai thác, vị trí phân phối sử dụng nước tại dự án).
  • Nghiên cứu, tính toán, thống kê lưu lượng nước cần khai thác để sử dụng tại dự án.
  • Nghiên cứu, tổng hợp dữ liệu để xác định phương thức khai thác, sử dụng nước.
  • Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước tới nguồn nước, môi trường và các đối tượng sử dụng nước khác.
  • Hoàn thành các bản vẽ cần thiết.
  • Tổng hợp số liệu và hoàn thành hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt.
  • Nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định xem xét phê duyệt theo quy định.

6. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại là hồ sơ môi trường mà các cá nhân, tổ chức sở hữu hoặc điều hành các tổ chức kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nguy hại phải đăng ký để được cấp phép kinh doanh, thực hiện vận chuyện và xử lý chất thải nguy hại theo quy định của thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các hoạt động xử lý rác thải là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải.

Quy trình thực hiện việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Xác định chủng loại, khối lượng nguyên liệu sản xuất.

Xác định nguồn và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất.

Xác định nguồn và khối lượng phát sinh của các loại chất thải khác.

Lập hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho cơ sở.

Trình nộp cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.

7. Báo cáo hoàn thành đề án bảo vệ môi trường

Trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt, để thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường thì sau khi xây dựng các công trình xử lý môi trường đã cam kết trong báo cáo/đề án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cần thực hiện báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường gửi cơ quan chức năng để kiểm tra, đánh giá và cấp giấy xác nhận.

Quy trình lập báo cáo hoàn thành đề án bảo vệ môi trường

  • Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
  • Đo đạc, phân tích mẫu vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
  • Viết báo cáo, lập hồ sơ xin xác nhận hoàn thành ĐTM.
  • Chủ dự án kiểm tra, ký hồ sơ.
  • Nộp hồ sơ xin xác nhận hoàn thành ĐTM tại cơ quan chức năng (đơn vị đã phê duyệt ĐTM).
  • Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và tổ chức lấy mẫu kiểm chứng nếu cần.
  • Chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
  • Chủ dự án ký hồ sơ.
  • Nộp hồ sơ đã chỉnh sửa, bổ sung.
  • Nhận quyết định.

Công ty môi trường Văn Lang với kinh nghiệm hơn 21 năm trong lĩnh vực môi trường, tự hào là một trong những công ty môi trường uy tín hàng đầu trong ngành. Đội ngũ nhân viên gồm những Thạc sĩ, kỹ sư môi trường giàu kinh nghiệm và chuyên sâu trong ngành tư vấn môi trường, quản lý môi trường, xử lý môi trường, chúng tôi luôn cam kết đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng với phương châm Uy Tín – Chất Lượng – Tận Tâm Phục Vụ.

Các đơn vị, doanh nghiệp, công ty có như cầu lập báo cáo giám sát môi trường, đánh giá tác động môi trường, tư vấn thủ tục lập báo cáo giám sát môi trường, quy trình viết báo cáo giám sát môi trường, giám sát môi trường khí thải, giám sát môi trường nước thải, giám sát môi trường xung quanh,… Hãy liên lạc với chúng tôi để có được chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Quý Khách Hàng có nhu cầu Tư vấn các thủ tục môi trường, Lập giấy phép đăng kinh doanh, giấy phép đầu tư, Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Lập đề án bảo vệ môi trường, xin giấy phép xả thải, xin giấy phép đăng kí nước ngầm, đăng ký chủ nguồn chất thải, lập báo cáo hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, lập báo cáo giám sát môi trường, lập thỏa thuận địa điểm xây dựng, báo cáo đầu tư, giấy chứng nhận, khảo sát điều tra, thu thập số liệu kiên quan đến dự án, đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm, biện pháp môi trường, giám sát môi trường.....

Tư Vấn Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giấy, Tính toán hệ thống xử lý nước thải giấy, Bột giấy, Bản vẽ Cad xử lý nước thải giấy, Cấu tạo Thiết bị xử lý nước, Báo giá hệ thống xử lý nước thải bột giấy, Chi phí xây dựng hệ thống xử nước thải giấy, Tính Kinh tế Xử lý nước thải Dệt Nhuộm, Xử lý nước thải Thủy Sản, Xử lý nước cấp, Xử lý nước Khu Công Nghiệp, Xử lý nước thải chế biến giấy, Xử lý nước thải bột giấy, Xử lý nước thải Thủy Sản, Xử lý nước thải chế biến sữa, Xử lý nước thải váng sữa, Xử lý nước thải thực phẩm, Xử lý nước thải có hàm lượng chất lơ lửng cao...,

Hỗ trợ tư vấn công trình, Xây dựng Hệ thống xử lý nước thải, Xử lý nước cấp, Tổng Thầu EPC, Tổng Thầu Xây Dựng, Tư Vấn Môi Trường, Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Thủ tục môi trường, Hồ sơ môi trường, Cố vấn môi trường, Tư vấn giám sát môi trường, Vận hành hệ thống xử lý nước thải, Cải tạo Hệ thống xử lý nước thải, Kiểm tra hỗ trợ tư vấn miễn phí công trình hiện hữu tại nhà máy .... 

Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Xử lý Chất thải Công nghiệp và Tư vấn Môi trường Văn Lang

Địa chỉ trụ sở: 1/1 Đường số 5, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM

Email: congtymoitruongvanlang@gmail.com

Website: http://vlc.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/vlc.vn/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC0AzgJssqlZu8m6k4o3iCAw?view_as=subscriber

Hotline: 0946 758 660 - Mr. Hiếu

Phòng Marketing - Kinh Doanh Công Ty Môi Trường Văn Lang

Công Ty TNHH Xử Lý Chất Thải Công Nghiệp Và Tư Vấn Môi Trường Văn Lang

Tổng Thầu EPC Thiết Kế Thi Công Dự Án Môi Trường, Tư Vấn Dịch Vụ Môi Trường, Vận Hành Bảo Trì Hệ Thống Xử Lý Môi Trường, Sản Phẩm Thương Mại.
1/1 Đường số 5 - P.7 Quận Gò Vấp TP.HCM Việt Nam
0946 758 660 - Mr. Hiếu
congtymoitruongvanlang@gmail.com - vanlang@vlc.vn